Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Có nên nâng cấp từ smartphone Redmi Note 2 lên Redmi Note 3?

Đúng như những dự đoán của rất nhiều chuyên gia, ngay sau khi chiếc smartphone "bom tấn" Redmi Note 3 của Xiaomi cập bến thị trường di động Việt Nam, rất nhiều người dùng đã háo hức để được trải nghiệm sản phẩm này. Nhìn chung, trong tầm giá 4 triệu đồng, Redmi Note 3 phiên bản RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB đang trở thành một lựa chọn cực kì hợp lý hiện nay.
Đặc biệt, cũng trong tầm giá này, Xiaomi còn sở hữu một sản phẩm khác là smartphone Redmi Note 2. Đáng chú ý, Redmi Note 2 và Redmi Note 3 chỉ được tung ra cách nhau khoảng 3 tháng, quá ngắn ngủi so với vòng đời của 2 sản phẩm. Qua đó, điều này đặt ra một câu hỏi rất lớn từ phía người dùng, đó là có nên nâng cấp từ smartphone Redmi Note 2 lên Redmi Note 3?


So sánh bộ đôi Redmi Note 2 và Redmi Note 3.

Nhận định chung
So sánh với smartphone Redmi Note 2, Redmi Note 3 (cùng cấu hình) là một sự nâng cấp đáng giá, về mặt thiết kế khi vỏ nhựa được thay thế bằng kim loại, cảm biến vân tay mở khóa máy nhanh hơn, và thời lượng pin tốt hơn.
Nhưng nếu cần tới một smartphone đa nhiệm tốt hơn, lưu trữ được nhiều hơn, phiên bản RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB sẽ là một lựa chọn kinh tế hơn.

Thiết kế
Như đã từng đề cập ở trên, dù vòng đời của Redmi Note 2 và Redmi Note 3 cách nhau chỉ 3 tháng, nhưng so với người tiền nhiệm của mình, Redmi Note 3 thực sự là một cuộc cách mạng, nếu nói riêng về mặt thiết kế. Thật vậy, thế hệ Redmi Note 3 đã được Xiaomi trang bị một bộ khung kim loại, không phải nguyên khối, nhưng cũng khó tháo rời nắp lưng.

Về cơ bản, thiết kế này sẽ giúp mẫu Redmi Note 3 trở nên sang trọng hơn trong mắt người dùng, đặc biệt là với phiên bản màu vàng gold. Ngoài ra, nhờ có thiết kế kim loại, Redmi Note 3 cũng đem lại trải nghiệm cầm nắm tốt hơn, chắc chắn hơn. Đặc biệt, thông qua chiếc smartphone thế hệ mới, Xiaomi cũng thay đổi luôn cả thiết kế cổng micro USB, hình chữ nhật sang hình thang.
Chỉ cần nhìn vào mẫu Redmi Note 3, có thể thấy, đây là sản phẩm được Xiaomi kì vọng rất nhiều trong năm nay. Bởi ngay cả mẫu Xiaomi Mi 4c gần nhất, hoặc các mẫu sản phẩm cao cấp như Mi Note hay Mi Note Pro cũng chưa từng được sở hữu thiết kế này. Do đó, nếu cần tới một chiếc điện thoại đẹp, Redmi Note 3 sẽ là một sự nâng cấp hợp lý trong thời điểm cuối năm.

Cảm biến vân tay

Bên cạnh thiết kế, một khác biệt lớn dễ nhận thấy trên mẫu Xiaomi Redmi Note 3, đó là nhà sản xuất Trung Quốc đã đem tới cho người dùng bộ cảm biến vân tay. Theo phong cách từ trước tới nay, đây gần như là một tiền lệ chưa từng có, một sản phẩm giá rẻ sở hữu tính năng cao cấp. Do đó, đây cũng là một điểm cộng đáng để chúng ta lưu tâm với mẫu Redmi Note 3.
Công bằng mà nói, cảm biến vân tay trên Redmi Note 3 được làm ra không-phải-cho có, mà tốc độ nhận diện, lẫn sự chính xác đều được nhà sản xuất Trung Quốc rất đề cao. Ngoài ra, việc đặt cảm biến vân tay ở mặt lưng cũng có những điểm lợi nhất định như: thao tác mở khóa máy đơn giản hơn, tự nhiên hơn, chỉ cần đặt ngón tay vào mặt sau Redmi Note 3 là đã có thể mở khóa máy.
Hiệu năng

Về cơ bản, nếu chúng ta lựa chọn phiên bản Redmi Note 3 RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, hiệu năng so sánh với chiếc Redmi Note 3 trước đây gần như không có sự khác biệt. Ngoài ra, một điểm trừ cũng cần phải lưu tâm trên mẫu Redmi Note 3 hiện nay, đó là Xiaomi đã không còn cho phép chúng ta mở rộng bộ nhớ thông qua thẻ microSD, tương tự mẫu Mi 4c trước đây.
Do đó, nếu cần tới một chiếc smartphone mạnh mẽ hơn, nhiều dung lượng lưu trữ hơn, chúng ta cần hướng tới phiên bản Redmi Note 3 RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, lúc này mức giá chênh lệch giữa 2 sản phẩm sẽ lên tới khoảng 2 triệu đồng. Còn dưới đây là bảng so sánh cấu hình chi tiết để bạn đọc tiện theo dõi:
So sánh Xiaomi Redmi Note 3 và Redmi Note 2
Thông số/Sản phẩm Xiaomi Redmi Note 3 Xiaomi Redmi Note 2
Màn hình 5,5 inch, Full HD 5,5 inch, Full HD
Thiết kế Vỏ kim loại Vỏ nhựa
Vi xử lý MediaTek Helio X10 MediaTek Helio X10
RAM 2 / 3 GB 2 GB
Bộ nhớ trong 16 / 32 GB 16 / 32 GB
Camera 13 / 5 MP 13 / 5 MP
Pin 4.000 mAh 3.060 mAh
Hệ điều hành Android (5.0.2) MIUI 7 Android (5.0) MIUI 7
Cảm biến vân tay Không

Thời lượng pin

Bản thân viên pin dung lượng 4.000 mAh trên Redmi Note 3 đã lớn hơn rất nhiều so với viên pin 3.060 mAh trước đây. Do đó, thời lượng pin là yếu tố đã được nâng cấp, và không cần bàn cãi trên Redmi Note 3. Qua những trải nghiệm thực tế, mức độ tiêu hao năng lượng (tính theo phần trăm) trên Redmi Note 3 là không đáng kể, tốt hơn mẫu Redmi Note 2 trước đó.
Khóa Bootloader
Sở dĩ nhiều người dùng Việt Nam lựa chọn các smartphone Xiaomi là vì hãng này chưa từng có tiền lệ khóa Bootloader. Thế nhưng, trên chiếc Redmi Note 3 mới cập bến thị trường Việt Nam vào ngày hôm qua, điều này đã xảy ra, và hiện vẫn chưa có sự thay đổi. Do đó, so với Redmi Note 2, đôi khi người dùng Redmi Note 3 sẽ cảm thấy gò bó và tù túng hơn.
Về cơ bản, với Redmi Note 3 - một sản phẩm không được chính hãng hỗ trợ tại thị trường Việt Nam thì khóa Bootloader đồng nghĩa với việc trước mắt người dùng sẽ không có Google Play hoàn chỉnh, khó xóa các app cài sẵn của nhà sản xuất gây nặng máy, không thể có những phiên bản ROM mượt mà, ổn định và hỗ trợ tiếng Việt như hiện nay.
Camera

Tương tự như phần hiệu năng, chất lượng camera trên Redmi Note 2 và Redmi Note 3 gần như không có nhiều chênh lệch. Nhất là khi Xiaomi không hề nâng cấp, hoặc thay đổi thông số camera, cũng như cảm biến trên Redmi Note 3. Khác biệt duy nhất của 2 mẫu smartphone này chính là khả năng đo sáng, khiến ảnh chụp từ Redmi Note 2 có phần ngả vàng và thiếu chính xác hơn đôi chút.
Ảnh chụp thử từ smartphone Redmi Note 2:

Ảnh chụp thử từ smartphone Redmi Note 3:

Mở hộp Huawei G7 Plus: vi xử lý 8 nhân, cảm biến vân tay ở mặt lưng, giá dưới 9 triệu đồng

Vừa qua Huawei chính thức giới thiệu sản phẩm điện thoại G7 Plus đến với thị trường Việt Nam (chiếc G7 Plus còn có tên gọi là G8 tại một số quốc gia khác). Được biết, đây là con át chủ bài mới nhất trong dòng G của Huawei với thiết kế tinh xảo cùng nhiều tính năng cao cấp.
 Vỏ hộp được thiết kế dạng đứng, có phần khác với đại đa số các hộp điện thoại khác trên thị trường.
Vỏ hộp được thiết kế dạng đứng, có phần khác với đại đa số các hộp điện thoại khác trên thị trường.

 Mở hộp.
Mở hộp.

 Mặt trước G7 Plus được trang bị màn hình 5,5 inch, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS và kính cường lực Gorilla Glass 3.
Mặt trước G7 Plus được trang bị màn hình 5,5 inch, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS và kính cường lực Gorilla Glass 3.

Huawei G7 Plus có thiết kế cứng cáp, sử dụng hợp kim nhôm nguyên khối với độ hoàn thiện cao. Lớp vỏ ngoài G7 Plus được mài bóng bằng phương pháp phun cát xử lý nhằm tạo cảm giác mịn và dễ chịu khi cầm nắm cũng như thao tác. Bên cạnh đó, thân máy được bo cong nhẹ giúp cho người dùng không có cảm giác cấn tay trong quá trình sử dụng.
 Mặt lưng làm bằng nhôm nguyên khối.
Mặt lưng làm bằng nhôm nguyên khối.

Màn hình của Huawei G7 Plus có kích thước 5,5 inch, độ phân giải Full HD, sử dụng tấm nền IPS giúp khả năng hiện thị tốt ở mọi góc nhìn. Ngoài ra, chiếc điện thoại Huawei này cũng được trang bị kính cường lực Gorilla Glass 3 giúp chống trầy xước và tăng độ bền cho màn hình. Bên cạnh đó, Huawei cũng đem đến công nghệ màn hình cong 2.5D giúp người dùng có thêm trải nghiệm về mặt cảm ứng cũng như hiển thị.
Cảm biến vân tay ở mặt lưng.
Cảm biến vân tay ở mặt lưng.

Mặt sau của máy được tô điểm với camera 13 MP cùng cụm đèn Flash kép giúp hỗ trợ chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn. Ngoài ra, điểm nhấn trên chiếc điện thoại của Huawei này chính là cảm biến vân tay đặt ngay phía dưới cụm camera chính. Theo đó, cảm biến vân tay trên chiếc G7 Plus này hoạt động khá tốt, với tốc độ nhận diện vân tay cực nhanh trong chỉ 0,5 giây và kèm theo đó là nhiều tính năng phụ trợ như sử dụng vân tay để chụp ảnh, vuốt vân tay trên khu vực cảm biến để xem thanh thông tin...
Cận cảnh camera sau 13 MP, flash kép và cảm biến vân tay.
Cận cảnh camera sau 13 MP, flash kép và cảm biến vân tay.

Về phần cấu hình, Huawei G7 Plus sử dụng vi xử lý 8 nhân 64 bit Snapdragon 615 với xung nhịp 1,5 Ghz, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB, hỗ trợ thẻ nhớ microSD lên đến 128 GB, pin dung lượng 3.000 mAh và hỗ trợ 2 khe Nano SIM. Bên cạnh đó, chiếc smartphone này được trang bị camera chính 13 MP với khẩu độ F2.0, flash tone kép, công nghệ chống rung quang học OIS và camera phụ độ phân giải 5 MP.
Camera trước độ phân giải 5 MP.
Camera trước độ phân giải 5 MP.

Cạnh phải với phím điều chỉnh âm lượng và phím nguồn.
Cạnh phải với phím điều chỉnh âm lượng và phím nguồn.

 Cạnh trái với khay SIM, hỗ trợ 2 Nano SIM.
Cạnh trái với khay SIM, hỗ trợ 2 Nano SIM.

Khay SIM hỗ trợ 2 Nano SIM hoặc 1 Nano SIM và 1 thẻ nhớ microSD.
Khay SIM hỗ trợ 2 Nano SIM hoặc 1 Nano SIM và 1 thẻ nhớ microSD.

 Cổng tai nghe 3,5 mm.
Cổng tai nghe 3,5 mm.

Cổng microUSB và loa ngoài.
Cổng microUSB và loa ngoài.








Trọn bộ sản phẩm: Máy, sạc, cáp, kim mở khay SIM, sách hướng dẫn.

Trải nghiệm nhanh Xiaomi Mi Pad 2: mỏng, nhẹ, nhưng không gánh được Fifa 2016

Sau khi chiếc smartphone bom tấn Redmi Note 3 cập bến thị trường Việt Nam, thì mới đây, chiếc tablet thế hệ mới của Xiaomi là Mi Pad 2 đã nhanh chóng có mặt tại nước ta. Tuy nhiên, do Mi Pad 2 được coi là hàng hiếm trên thị trường, nên chúng ta vẫn chưa có các phiên bản cấu hình đầy đủ.
Cụ thể, chiếc Mi Pad 2 hiện có ở Việt Nam là phiên bản Mi Pad 2 bộ nhớ trong 16 GB, có mức giá xách tay khởi điểm từ 4,39 triệu đồng. Tất nhiên, cũng do đây chỉ là phiên bản 16 GB, nên máy không thể chạy hệ điều hành Windows 10, và chỉ có thể chạy nền tảng Android truyền thống.
Bạn đọc có thể tham khảo yêu cầu cấu hình tối thiểu của Windows 10 tại đây.
 Xiaomi Mi Pad 2 tại Việt Nam
Xiaomi Mi Pad 2 tại Việt Nam

Có thể khẳng định, chiếc Mi Pad 2 phiên bản 16 GB chỉ là 1 chiếc tablet Android thuần túy. Mở hộp sản phẩm chúng ta có: Mi Pad 2 phiên bản màu gold, cáp sạc USB Type-C thế hệ mới, củ sạc 2A và sách hướng dẫn. Phong cách đóng hộp của Mi Pad 2 tương tự chiếc smartphone Redmi Note 2.
Thông qua những phụ kiện này, có thể rút ra 1 kết luận ban đầu, tốc độ sạc trên chiếc tablet Mi Pad 2 sẽ khá chậm, do máy chỉ sử dụng củ sạc 2A. Trong khi đó, dung lượng pin mà Mi Pad 2 sở hữu lên tới 6.190 mAh, nghĩa là gấp rưỡi so với smartphone Redmi Note 3.


Đánh giá nhanh về Mi Pad 2
Ngay từ những cái nhìn đầu tiên, Mi Pad 2 của Xiaomi khiến chúng ta có cảm giác, đây là một chiếc iPad mini chạy Android. Các đường nét, cách bố trí các cụm phím, chi tiết trên máy rất giống với những chiếc iPad của Apple. Duy chỉ có vạch ăng ten nhựa là không tìm thấy trên Mi Pad 2.
Tất nhiên, điều này cũng hết sức dễ hiểu, do Mi Pad 2, dù là phiên bản 16 GB hay 64 GB cũng không hỗ trợ kết nối 3G. Điều này giải thích tại sao, chúng ta không thể tìm thấy khay đựng SIM trên sản phẩm này.
 Đây là phiên bản vỏ màu gold
Đây là phiên bản vỏ màu gold

Về mặt trải nghiệm, thiết kế của Mi Pad 2 không có nhiều điểm đáng chê trách. Toàn thân máy sử dụng lớp vỏ kim loại, nhưng là chất liệu lì, nghĩa là không sáng, bóng như Redmi Note 3. Máy cho cảm giác cầm cứng cáp, chắc chắn, mỏng tương đương một chiếc smartphone.
Ngoài ra, dù sở hữu kích thước màn hình lên tới gần 8 inch, nhưng Mi Pad 2 cũng rất nhẹ. Chúng ta có thể cầm nắm Mi Pad 2 thoải mái bằng một tay trong thời gian dài, mà không thấy khó chịu, hay mỏi mệt. Kích thước của máy cũng không quá lớn, vẫn có thể cầm nắm tốt bằng 1 tay.
 Toàn bộ phụ kiện và thân máy
Toàn bộ phụ kiện và thân máy

Trong khi đó, về mặt cấu hình, Mi Pad 2 gần như tỏ ra không mấy khác biệt so với người tiền nhiệm của mình. Máy vẫn duy trì màn hình 7,9 inch, độ phân giải 2K, bộ nhớ RAM 2 GB, cụm camera chính 8 MP, camera phụ 5 MP và không hỗ trợ kết nối 3G.
Thế nhưng, Xiaomi vẫn đem tới những khác biệt nhất định, với phiên bản Mi Pad 2 trong năm nay. Cụ thể:
- Mi Pad 2 đã không còn hỗ trợ mở rộng bộ nhớ qua thẻ microSD truyền thống, tương tự mẫu smartphone Mi 4c và Redmi Note 3 với mới ra mắt.
- Mi Pad 2 sử dụng vi xử lý Intel X5-Z8500 64 bit, lõi tứ, tốc độ 2,24 GHz được sản xuất trên quy trình công nghệ 14 nm. Việc sử dụng vi xử lý Intel giúp máy có thể chạy được nền tảng Windows 10.
- Dung lượng pin trên máy cắt giảm từ 6.700 mAh xuống còn 6.190 mAh.
- Mi Pad 2 đã hỗ trợ kết nối USB Type-C mới nhất.
Đáng tiếc, phiên bản 16 GB này không đủ điều kiện để chạy và cài đặt Windows 10, nên chúng ta chưa thể trải nghiệm hệ điều hành Windows trên Mi Pad 2. Nhìn chung, chiếc tablet thế hệ mới của Xiaomi tỏ ra rất mượt mà khi xử lý các tác vụ, và ứng dụng cơ bản.

Thế nhưng, bất ngờ lớn đã xảy ra khi thử chơi một vài tựa game nặng trên Mi Pad 2 như Modern Combat hay Fifa 16:


Thử chơi game trên Mi Pad 2
Cụ thể, với tựa game bắn súng là Modern Combat, Mi Pad 2 tỏ ra khá mượt mà. Nhưng khi chuyển sang Fifa 2016, một trong những tựa game đòi hỏi cấu hình cao nhất nhì hiện nay, máy xuất hiện tình trạng giật, lag, và thậm chí là không phản hồi lại các thao tác cảm ứng.
Theo những phán đoán ban đầu, có thể tựa game Fifa 2016 chưa được phát triển tương thích với thế hệ Mi Pad 2 mới của Xiaomi. Việc sở hữu bộ nhớ RAM 2 GB, nhưng phải gánh tấm màn có độ phân giải lên tới 2K có thể sẽ là trở ngại lớn với chiếc tablet này.
Đặc biệt, cũng không loại trừ khả năng, vấn đề nằm ở con chip Intel X5-Z8500 mà Xiaomi đưa lên Mi Pad 2. Bởi với tựa game Modern Combat trước đó, máy vẫn hoạt động tốt, nhưng tới tựa game Fifa 2016, lỗi này mới bắt đầu phát sinh, kể cả là khi tính năng Performance đã được kích hoạt.

Tóm lại, với phiên bản Mi Pad 2 mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra bất kì kết luận cụ thể nào về chiếc tablet thế hệ thứ 2 của Xiaomi. Có lẽ, thay đổi duy nhất đáng ghi nhận về Mi Pad 2 ở thời điểm này chính là thiết kế kim loại hoàn toàn mới.

Thiếu Nữ Tưới Hoa

...