Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

6 công cụ miễn phí ngăn chặn Windows 10 theo dõi bạn

Hệ điều hành Windows 10 mới phát hành không lâu của Micrososoft đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ giới công nghệ. Không chỉ bởi rất nhiều các tính năng nó đem lại mà còn ở một số vấn đề chưa được Microsoft giải quyết một cách thấu đáo.

Thời gian gần đây, rộ lên thông tin Windows 10 đang theo dõi dữ liệu của người dùng. Mặc cho sau đó, Microsoft có phản pháo lại với những lý do nhằm đảm bảo tối đa trải nghiệm cho người dùng, đồng thời cam kết sẽ không làm tiết lộ những thông tin cá nhân đó với bên thứ ba nhờ cơ chế bảo mật hiệu quả.
Mặc dù các tính năng này có thể tốt theo một hướng nào đó, nhưng khó ai có thể khẳng định chắc chắn về độ an toàn trước những nguy cơ bảo mật đang ngày càng nguy hiểm hơn rình rập thông tin cá nhân của họ.
Nếu như vẫn đang lo lắng về vấn đề này, dưới dây là 6 công cụ miễn phí giúp bạn xua tan đi nỗi lo bị Windows 10 theo dõi.
Destroy Windows 10 Spying

Đây là một phần mềm ứng dụng khá cơ bản cho phép người dùng có thể kích hoạt một loạt các thiết lập riêng tư với một giao diện đơn giản thay vì phải lục tìm trong các rất nhiều các cài đặt của Windows 10.
Tải về tại đây.
Disable Win Tracking

Ứng dụng này tương tự với phần mềm ứng dụng Destroy Windows 10 Spying nhưng chỉ có 4 tùy chọn tập trung ở phạm vi hẹp hơn.
Tải về tại đây.
DoNotSpy 10

Đây là phần mềm ứng dụng được coi như là một trong những lựa chọn toàn diện nhất trong việc kiểm soát sự riêng tư trên Windows 10. Phần mềm này DoNotSpy 10 là phần mềm miễn phí và sẽ cài đặt kèm theo phần mềm Open Candy trên máy tính của người dùng. Open Candy sẽ hiển thị quảng cáo tự động trong các ứng dụng khác.
Tải về tại đây.
Windows 10 Privacy and S**t

Đây đơn giản là một tập tin thực thi (.exe) mà người dùng cần tải về từ Pastebin hoặc lưu trữ trong Notepad. Sau đó, người dùng cần tạo một file .bat mới trên hệ thống và dán nội dung trên vào trong tệp tin mới tạo.
Khi chạy tệp tin thực thi này, nó sẽ thực hiện một loạt các nhiệm vụ liên quan đến bảo mật như vô hiệu hóa dịch vụ ghi dữ liệu, gỡ bỏ cài đặt Ondrive cũng như thêm các miền vào trong file host để khóa gửi dữ liệu từ xa.
Tải về tại đây.
Windows 10 Privacy Fixer

Ứng dụng này cung cấp một màn hình hiển thị các tùy chọn khá chi tiết và trực quan. Windows 10 Privacy Fixer sẽ cho phép bạn nhập các thiết lập bảo mật hiện tại hoặc vô hiệu hóa các tính năng mà bạn mong muốn.
Tải về tại đây.
W10 Privacy


W10 Privacy là một trong những lựa chọn tốt nhất để bảo mật tính riêng tư cho người dùng nhưng khá đáng tiếc, ứng dụng này hiện mới chỉ được cung cấp tại Đức.

Biến laptop đang chạy Windows 10 thành “trạm” phát sóng Wifi

Tương tự như Windows 8.1, Windows 10 vẫn cho phép người dùng thiết lập tính năng phát wifi để chia sẻ kết nối đến với các thiết bị không dây khác. Tuy nhiên, mặc định tính năng này đã bị ẩn, và bạn cần phải trải qua vài thao tác để có thể kích hoạt được nó.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kích hoạt tính năng phát wifi trên laptop đang chạy Windows 10 theo phương pháp thủ công và bằng công cụ của bên thứ 3. Nếu quan tâm, mời bạn theo dõi sau đây.
Cách thủ công
Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn lệnh Command Prompt (Admin).

Hộp thoại Command Prompt xuất hiện, bạn hãy nhập vào dòng lệnh sau, trong đó ten_wifi sẽ là tên của sóng wifi mà laptop bạn phát ra và mat_khau là khóa bảo vệ mà bạn sẽ thiết lập để tránh các kết nối không mong muốn.
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=ten_wifi key= mat_khau
Ví dụ
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=HocZ key= xinanhgiutrontinhque

Tiếp theo, bạn hãy nhập vào lệnh sau để khởi động cho WiFi Hotspot mà mình đã tạo ở trên.
netsh wlan start hostednetwork

Thế là xong, bây giờ bạn hãy mở thiết bị mà mình muốn sử dụng internet và kết nối với WiFi Hotspot mà bạn đã thiết lập từ laptop Windows.

Khi nào bạn muốn ngưng việc phát wifi lại, chỉ việc thực thi câu lệnh sau là được.
netsh wlan stop hostednetwork

Sử dụng phần mềm
Nếu bạn không nhớ các câu lệnh rờm rà phía trên, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm có chức năng tương tự để đơn giản hơn trong việc thiết lập. Tiêu biểu cho nhóm phần mềm này gồm các gợi ý sau đây.
Virtual Router Plus: Là một ứng dụng portable (chạy trực tiếp, không cần cài đặt) hoàn toàn miễn phí giúp bạn dễ dàng chia sẻ kết nối internet từ máy tính cho thiết bị di động của mình. Với Virtual Router Plus, bạn chỉ cần tải về, chọn loại mạng bạn muốn chia sẻ, đặt tên cho mạng và tạo mật khẩu (chú ý mật khẩu phải có ít nhất 8 kí tự)… là đã có thể sử dụng.

Để sử dụng Virtual Router Plus, như đã nói ở trên, bạn chỉ cần tải phần mềm về, khởi chạy. Ở giao diện của chương trình, bạn chọn tên mạng ở trường Network Name (SSID), tạo mật khẩu (ít nhất 8 ký tự) ở trường Password. Sau đó nhấn Start Virtual Router Plus để bắt đầu phát sóng là xong.
Wi-Host for Windows: Là sản phẩm đến từ AskVG, Wi-Host for Windows được cung cấp hoàn toàn miễn phí và có thể hoạt động ngay mà không cần cài đặt. Sau khi tải về, bạn khởi chạy tập tin EXE để hiển thị giao diện phần mềm.

Trong giao diện chính, bạn hãy nhấn vào tab Setup Hosted Network và tiến hành thiết lập tên, mật khẩu và lớp bảo mật cho Wifi. Sau khi đã xong, hãy nhấn Start Hosted Networt.

Một hộp thoại hiển thị vài thông tin xuất hiện, bạn hãy nhấn OK để xác nhận.


Và nhấn tiếp thêm 1 lần OK nữa là việc phát wifi từ laptop Windows 10 đã sẳn sàng để sử dụng.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Bộ ba Xperia Z5 chính thức trình làng, có bản màn hình 4K, camera lấy nét 0,03 giây

Cuối cùng, Sony cũng đã trình làng chiếc điện thoại thông minh Xperia Z5 tại sự kiện IFA 2015đang diễn ra tại Đức. Sau khi phát hành Xperia Z3 cách đây một năm, Sony chỉ mới phát hành các bản nâng cấp nhẹ của chiếc smartphone này là Xperia Z3+ và Z4, chính vì vậy một phiên bản Xperia Z5 được nhiều người dùng chờ đợi với hi vọng nhìn thấy những cải tiến mạnh mẽ từ Sony.

Với thiết kế OmniBalance đặc trưng của dòng Xperia cao cấp, Xperia Z5 khó lẫn lộn với những thiết bị tầm trung và cấp thấp khác của Sony. Xperia Z5 với khung kim loại nguyên khối "bóng mượt", bo tròn 4 góc tạo cảm giác sang trọng và hoàn hảo đến từng chi tiết. Cạnh bên phải của sản phẩm là các nút chức năng vật lý như nút chụp ảnh, điều chỉnh âm lượng, nút nguồn với máy quét vân tay tích hợp. Tương tự như các flagships trước của Sony, Xperia Z5 cũng nhận được chứng chỉ IP65/68 cho khả năng chống bụi và chống nước.

Các thông số kỹ thuật của thiết bị này cũng khá tốt với một màn hình hiển thị 5,2 inch 1080 x 1920 pixel, mật độ điểm ảnh 423 ppi, sử dụng vi xử lí 8 nhân 64-bit Qualcomm Snapdragon 810 với 4 lõi Cortex-A57 và bốn lõi Cortex-A53 được sắp xếp theo kiến trúc big.LITTLE.

Để hỗ trợ cho khả năng chạy đa nhiệm, Sony đã trang bị cho sản phẩm của mình dung lượng RAM 3 GB, bên cạnh đó là bộ nhớ trong 32 GB và có thể mở rộng với thẻ nhớ microSD. Máy sẽ chạy hệ điều hành Android phiên bản 5.1 Lollipop cùng giao diện người dùng Xperia UI độc quyền của Sony. Đi kèm với đó là một thỏi pin có dung lượng 2900 mAh mà theo Sony có thể giúp thiết bị hoạt động trong thời gian 2 ngày.

Tính năng của máy ảnh được xem là một trong số những điểm nhấn đáng chú ý nhất của Sony Xperia Z5 với một camera 23 MP sử dụng cảm biến 1/2.3" Exmor RS, camera trước 5 MP dùng cảm biến Exmor R cùng một ống kính góc rộng 25mm. Camera phía sau của Xperia Z5 có khả năng tự động lấy nét trong thời gian 0,03 giây, được xem là nhanh nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, camera này còn sử dụng công nghệ Clear Image Zoom 5x, hỗ trợ ISO lên đến 12800 (độ nhạy sáng của máy ảnh) khi chụp ảnh và iSO 3200 khi quay video, cải thiện tính năng Steady Shot cũng như quay video 4K.

Hiện Sony chưa công bố giá bán và thời gian phát hành chính thức của Xperia Z5.

Chiếc smartphone thứ hai được Sony trình làng trong dịp này là Xperia Z5 Premium với màn hình 4K đầu tiên trên thế giới (Ultra HD: 2160 x 3840 pixel). Cụ thể, màn hình của Z5 Premium có kích thước 5,5 inch, mật độ điểm ảnh lên đến 800 ppi. Cũng giống như Xperia Z5 và Z5 Compact, thiết bị này cũng được tích hợp máy quét vân tay.

Xperia Z5 Premium sử dụng vi xử lí Snapdragon 810, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB, có hỗ trợ thẻ microSD. Máy sở hữu một máy ảnh chính với độ phân giải 23 MP, với khả năng lấy nét cùng lúc 129 điểm trong thời gian chỉ 0,03 giây. Thiết bị có kích thước 154,4 x 76,0 x 7,8 mm cùng trọng lượng 180 gram, tích hợp thỏi pin có dung lượng 3430 mAh và sẽ ra mắt trên phạm vi toàn cầu từ tháng 11 năm 2015.


Và cuối cùng là Xperia Z5 Compact với thông số kỹ thuật gần như tương đượng với Xperia Z5 nhưng có kích thước nhỏ hơn, chỉ 127mm x 65mm x 8,9mm và trọng lượng 138 gram, dung lượng pin 2700 mAh.

Cận cảnh Xperia Z5 Premium, kiệt tác màn hình 4K đầu tiên của làng smartphone

Nổi bật nhất trong số bộ 3 Xperia Z5 mà Sony đã vừa mới giới thiệu tại triển lãm IFA 2015 chính là smartphone Xperia Z5 Premium, được coi là "quái vật màn hình" và là smartphone sở hữu màn hình 4K đầu tiên của thế giới.
Điểm ấn tượng nhất của Xperia Z5 Premium chính là màn hình 5,5 inch với độ phân giải lên tới 4K, đạt mật độ điểm ảnh lên tới 806 ppi, gấp đôi so với iPhone 6 Plus ở thời điểm hiện tại. Mật độ điểm ảnh cao tạo điều kiện cho chất lượng hiển thị của Xperia Z5 Premium đạt mức vượt trội nhưng nó lại một lần nữa dấy lên những quan ngại về tính hiệu quả cũng như khả năng tiêu thụ năng lượng. Màn hình quá "khủng" này chưa chắc đã tạo ra nhiều khác biệt so với độ phân giải 2K nhưng có thể gây nóng máy và hao pin. Chúng ta sẽ chỉ có thể đánh giá điều đó qua các bài đánh giá thực tế sau này.

Xperia Z5 Premium vẫn sử dụng chất liệu kim loại và kính như các đời máy flagship Xperia trước.

Cảm biến vân tay được tích hợp lên nút nguồn của Xperia Z5 Premium. Như vậy khi người dùng mở khóa máy cũng sẽ thực hiện thao tác kiểm tra bảo mật sinh trắc học, khá tiện dụng.

Nút nguồn này mang màu bạc, lệch tông so với viền máy và các phím bấm còn lại.

Cạnh máy được khắc dòng chữ Xperia.

Cổng kết nối nằm ở cạnh dưới.


Trong khi đó cạnh trên máy là nơi bố trí cổng cắm tai nghe 3,5 mm và lỗ microphone phụ.

Về cấu hình, Xperia Z5 Premium sở hữu chip xử lý Snapdragon 810, 3 GB, bộ nhớ trong 32GB và viên pin dung lượng 3430 mAh. Máy có khả năng chống nước và bụi bẩn.


Sony cho biết, Xperia Z5 Premium tích hợp camera độ phân giải 23 megapixel cho khả năng lấy nét nhanh nhất thế giới hiện nay với chỉ 0,03 giây. Camera này có khả năng chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, các ảnh chụp thực tế từ camera của Xperia Z5 Premium vẫn chưa được công bố.




Xperia Z5 Premium có 3 phiên bản màu là đen, gold và bạc. Thời điểm lên kệ và giá bán cụ thể của sản phẩm chưa được tiết lộ.

Chip Snapdragon 810 trên Xperia Z5 không bị lỗi quá nhiệt?

Khi biết được bộ 3 smartphone Xperia Z5 của Sony sử dụng vi xử lý Snapdragon 810 của Qualcomm, không ít ý kiến lo ngại rằng con chip này sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu năng máy vì gặp lỗi tỏa nhiều nhiệt lượng như đã từng xảy ra trên HTC One M9. Tuy nhiên, bài thử nghiệm mới nhất về khả năng quay video 4K trên Xperia Z5 đã diễn suôn sẻ mà không gặp bất cứ lỗi nào.




Quay và xử lý video ở độ phân giải 4K là tác vụ khiến vi xử lý phải hoạt động ở công suất cao. Việc hoạt động trơn tru khi quay video 4K của Xperia Z5 là dấu hiệu tích cực cho thấy Sony đã áp dụng những biện pháp xử lý đối với yếu điểm của chip Snapdragon 810. Tuy khó có thể khẳng định rõ ràng rằng chip Snapdragon 810 trên Xperia Z5 đã hoàn toàn khắc phục được lỗi quá nhiệt bởi chúng ta cần thêm nhiều bài thử nghiệm hơn nữa để đánh giá nhưng ít ra nó cũng khiến người dùng đang chú ý tới Xperia Z5 cảm thấy yên tâm hơn.

Đánh giá Oppo R7 Plus: Hiệu năng tốt, màn hình lớn, cảm biến vân tay cực nhạy

Thiết kế
Oppo R7 Plus có thiết kế gần giống với phiên bản R7 tiền nhiệm, tuy nhiên có phần to hơn về kích thước. Thân máy của R7 Plus tiếp tục được thiết kế bằng kim loại nguyên khối cùng các đường vuốt cong ở 4 góc tạo nét sang trọng và mạnh mẽ cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, thân máy cũng khá mỏng khi chỉ đạt mức 7,8 mm, nhờ đó đã giảm bớt phần “cục mịch” của sản phẩm. Tuy nhiên, việc cầm một tay thao tác là điều vẫn khá khó khăn, nhất là đối với bàn tay nhỏ của người Châu Á chúng ta. Tôi đã nhiều lần thử sử dụng Oppo R7 Plus một tay, tuy nhiên đa số chỉ với thao tác vuốt lướt web, còn đối với việc nhắn tin bằng một tay gần như rất cực nhọc vì độ với của ngón tay không đủ và luôn có cảm giác máy sắp vuột khỏi tay.
Mặt sau của máy.
Mặt sau của máy.

Thực tế chiếc điện thoại này chỉ phù hợp với những ai thật sự thích màn hình to để lướt web, xem phim được rộng hơn, còn đối với những ai thích sự tiện dụng nhỏ gọn thì đây không phải là sự lựa chọn tốt.
Ba phím cơ bản của Android.
Ba phím cơ bản của Android.

Ba phím cơ bản của Android trên Oppo R7 Plus đã có sự thay đổi so với người tiền nhiệm, đưa hết bộ phím này thành phím ảo trên màn hình, chừa diện tích phía dưới để đặt logo Oppo. Tuy nhiên với việc đưa bộ phím này lên màn hình, một số người dùng sẽ không hài lòng do làm mất bớt diện tích hiển thị.
Cạnh phải với phím nguồn và khe SIM.

Oppo R7 Plus sở hữu màn hình lớn 6 inch độ phân giải 1080p, mật độ điểm ảnh đạt 367 ppi và viền màn hình được thiết kế khá mỏng giúp mặt trước máy được thanh thoát hơn. Với tấm nền Super AMOLED, màn hình của Oppo R7 Plus cho màu sắc rực rỡ, màu đen hiển thị khá sâu. Bên cạnh đó, màn hình của chiếc phablet này cho góc nhìn và độ sáng khá tốt nên người dùng dễ dàng sử dụng dù đang ở ngoài trời nắng.
Cạnh trái với 2 phím tăng / giảm âm lượng.
Cạnh trái với 2 phím tăng / giảm âm lượng.


Cấu hình, hiệu năng và thời lượng pin
Về phần cấu hình, Oppo R7 Plus có một vài nâng cấp so với người anh em Oppo R7 như màn hình 6 inch (độ phân giải FullHD) được chế tác cong 2,5D về các viền nhằm giúp người dùng thao tác vuốt dễ dàng hơn.
Vi xử lý 8 lõi Qualcomm Snapdragon 615 với bốn nhân tốc độ 1,5 GHz và bốn nhân 1 GHz cùng đồ họa Adreno 405, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32GB, pin dung lượng 4.100 mAh và cảm biến vân tay ở mặt lưng máy. Bên cạnh đó, Oppo R7 Plus hỗ trợ đến 2 SIM, và khi chỉ sử dụng 1 SIM, người dùng có thể gắn thẻ nhớ MicroSD vào khay SIM thứ 2 để mở rộng thêm dung lượng.
Nói thêm về phần cảm biến vân tay, sở dĩ Oppo đặt cảm biến vân tay ở mặt lưng cũng là một lý do khá chính đáng. Khi kích thước của máy quá to, việc cầm 1 tay và rê ngón cái vào phím Home để nhận diện vân tay đôi khi không phải là chuyện dễ, nhiều người đã phải 1 tay cầm máy và tay kia đưa ngón vào để nhận vân tay.
Cảm biến vân tay đặt ở sau máy, hoạt động khá nhạy.
Cảm biến vân tay đặt ở sau máy, hoạt động khá nhạy.

Chính vì vậy, việc đưa cảm biến vân tay ra sau lưng máy giúp người dùng mở khóa bằng một tay một cách dễ dàng. Tốc độ đọc vân tay của máy cũng rất nhanh, bên cạnh đó, điểm khá hay trên chiếc Oppo R7 Plus này mà tôi ấn tượng là máy có khả năng nhận diện vân tay ngay cả khi màn hình đang tắt, chính vì vậy không cần phải mất thêm công đoạn ấn nút bật màn hình như ở các thiết bị khác.
Về phần hiệu năng, Oppo R7 Plus có khả năng đáp ứng được hầu hết các ứng dụng cũng như game “nặng ký” mà không gặp bất kỳ hiện tượng chậm hay giật hình. Khả năng xử lý nhiệt của máy khá tốt, dù chơi game hoặc sử dụng 3G trong thời gian dài cũng không khiến máy quá nóng.
Theo lý thuyết, nếu các thiết bị sở hữu màn hình lớn cùng vi xử lý 8 lõi, điều hiển nhiên chúng sẽ làm hao tổn lượng pin đáng kể. Tuy nhiên, rất may mắn Oppo R7 Plus được trang bị dung lượng pin khá khủng với 4.100 mAh, chính vì vậy người dùng sẽ không phải quá lo ngại chuyện hết pin giữa ngày.
Sau khi trải nghiệm, tôi nhận thấy pin của máy có thể trụ được hơn 1 ngày với điều kiện sử dụng bình thường, lướt web, Facebook, và 3-4 giờ chơi game.
Có thể thấy rõ thời gian sử dụng máy được đến hơn 40 tiếng.
Có thể thấy rõ thời gian sử dụng máy đạt hơn 40 giờ dưới điều kiện sử dụng bình thường.

Những game được thử nghiệm trên Oppo R7 Plus:

Bên cạnh đó, chiếc phablet này cũng sử dụng công nghệ VOOC của Oppo giúp người dùng có thể sạc nhanh hơn so với thiết bị thông thường, theo tôi đây là một điểm cần thiết đối với một thiết bị di động có dung lượng pin cao thế này.
Camera
Một điểm khác mà người dùng luôn quan tâm chính là khả năng chụp ảnh. Chiếc Oppo R7 Plus được trang bị camera trước 8 MP và camera sau độ phân giải 13 MP cùng thấu kính của Schneider-Kreuznach nổi tiếng. Tuy nhiên khẩu độ của camera này chỉ đạt f/2.2 nên khả năng xóa phông hoặc chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ yếu hơn hẳn so với các đối thủ khác như Samsung Galaxy S6 hay LG G4.
Camera sau 13 MP cùng đèn LED Flash và hệ thống lấy nét bằng laser.
Camera sau 13 MP cùng đèn LED Flash và hệ thống lấy nét bằng laser.

Khi chụp ở điều kiện đầy đủ ánh sáng, camera của chiếc máy này cho màu sắc khá tốt, ảnh sắc nét và chi tiết khá. Bên cạnh đó, camera của Oppo R7 Plus lấy nét khá nhanh nhờ sử dụng hệ thống lấy nét bằng laser, giúp các nhiếp ảnh gia có thể bắt kịp mọi khoảnh khắc. Ngoài tính năng chụp ảnh thông thường, Oppo R7 Plus cũng cung cấp nhiều chế độ chụp ảnh khác nhau như Expert Mode, HDR, Panorama, Slow Shutter để chụp phơi sáng, chụp ảnh RAW...để phục vụ nhiều mục đích của người dùng.
Giao diện Expert Mode.
Giao diện Expert Mode.

Camera trước 8 MP.
Camera trước 8 MP.

Mời độc giả xem qua ảnh chụp từ Oppo R7 Plus (tất cả những ảnh chụp dưới đây đều không qua bất kỳ phần mềm chỉnh sửa và chỉ giảm độ phân giải cho phù hợp với website) :

Hệ điều hành
Oppo R7 Plus hiện đang chạy trên hệ điều hành ColorOS, được cải biến giao diện lại từ hệ điều hành Android 5.1.1 Lollipop của Google. Cũng giống như hầu hết các thiết bị di động khác đến từ Trung Quốc, giao diện trên chiếc phablet này khá đơn giản, cắt bớt phần App Drawer và đưa tất cả các biểu tượng ứng dụng và widget ra màn hình chính.
Giao diện ColorOS.
Giao diện ColorOS.

Bên cạnh đó, Oppo R7 Plus cũng hỗ trợ một số tính năng điều khiển bằng cử chỉ (gesture) như nhấp 2 lần lên màn hình để mở màn hình, vẽ chữ “O” để mở camera hoặc thậm chí có thể tự tùy chỉnh thêm một số cử chỉ khác để khởi động một số ứng dụng.
Một số tính năng kèm theo của Oppo.
Một số tính năng cử chỉ kèm theo trên Oppo.

Kết luận
Nhìn chung, do sở hữu màn hình đến 6 inch, đây sẽ là một vấn đề khá khó khăn với một số người khi phải cất vào túi quần, nhất là với người dùng nữ. Nếu bỏ qua chi tiết này, hoặc là người thích sử dụng màn hình lớn thì đây là một sản phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc và giải trí nhờ cấu hình khá, pin dung lượng cao và hiệu năng camera khá tốt.

Được biết, Oppo R7 Plus được phát hành chính thức tại Việt Nam với giá 11,49 triệu đồng.

Thiếu Nữ Tưới Hoa

...