Như chúng ta đã biết, xu hướng công
nghệ hiện nay không chỉ gói gọn qua các nguồn kênh chính thống, mà còn thông qua
rất nhiều các mạng xã hội, diễn đàn tin tức. Với sự bùng nổ của mạng xã hội hiện
nay, đây được xem là những kênh thông tin hữu ích, giúp người dùng nắm bắt, thảo
luận về công nghệ nhiều hơn.
Để nói về các chủ đề công nghệ trên
mạng xã hội, hay cụ thể hơn là các vấn đề liên quan tới smartphone trên mạng xã
hội, Boomerang Social
Listening Consultant, công ty tiên phong cung cấp giải pháp lắng nghe
trực tuyến cho các thương hiệu tại Việt Nam đã đưa ra báo cáo về thị trường
smartphone trên mạng xã hội trong 3 tháng vừa qua.
Được biết, Boomerang đã hoạt động từ
2011 và phục vụ hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ. Công ty không chỉ cung cấp những
dữ liệu thông tin rộng lớn từ người dùng trên internet, mà còn tự hào đem đến
cho các nhà quản trị thương hiệu những giải pháp và tư vấn chiến lược truyền
thông đầy thấu hiểu từ dữ liệu thu thập được.
Cụ thể, báo cáo từ Boomerang chỉ rõ, từ
đầu tháng 5 đến 2 tuần đầu của tháng 8, lượng thảo luận về Apple và Samsung luôn
đứng vị trí dẫn đầu nhờ sự hào hứng, quan tâm của cư dân mạng đến các sản phẩm
mới và luôn dùng các sản phẩm của hai nhãn hiệu này để so sánh với các sản phẩm
khác.
Lượng thảo luận của người dùng về các
smartphone của các thương hiệu lớn như Apple, Samsung,
Microsoft...
Tính từ ngày 1/5 cho tới
10/8/2015, thảo luận của cư dân
mạng phần lớn tập trung dòng phân khúc cao cấp với các sản phẩm nổi
bật như: iPhone 6; 6 Plus, Galaxy S6; S6 Edge, HTC One M9,…Theo sau là
phân khúc tầm trung với các ý kiến chủ yếu xoay quanh: Lumia 540, Zenfone
2.
Trong cùng thế hệ, iPhone 6 thu hút chú
ý nhiều hơn iPhone 6 Plus và tương tự cộng đồng mạng thảo luận về Galaxy S6
nhiều hơn Galaxy S6 Edge. Điểm đáng chú ý, iPhone 6 luôn là chủ đề thu hút thảo
luận sôi nổi đặc biệt nhất các chủ đề so sánh sản phẩm này với các sản phẩm cùng
phân khúc khác ( Xperia Z3, Galaxy S6, Galaxy S6 Edge, LG
G4,…).
Các
chủ đề thảo luận về năm sản phẩm cho thấy câu chuyện có xu hướng xoanh quanh:
Thiết kế, Máy ảnh và Giá bán. Các khía cạnh này nhận được cả ý kiến Tích cực và
Tiêu cực.
Tuy nhiên cả năm sản phẩm đều có tỉ lệ
ý kiến tích cực cao trên 50% nhờ các đánh giá tốt của người dùng dành cho các
sản phẩm này với nội dung xoanh quanh thiết kế đẹp, chụp ảnh tốt, quan tâm/tìm
kiếm thông tin về các sản phẩm… Tỉ lệ ý kiến tiêu cực thấp (20%) chủ yếu về: giá
cao, cấu hình kém, thiết kế xấu, chụp ảnh không đẹp.
Cụ thể, với iPhone 6,
khi so sánh với các sản phẩm cùng phân khúc, iPhone 6 được đánh giá cao về thiết
kế, camera, âm thanh,… Ngoài ra người dùng còn quan tâm đến việc jailbreak máy.
Ý kiến tiêu cực phần lớn về: thiết kế xấu, chụp ảnh kém.
Khi nói về iPhone 6 Plus,
nhiều cư dân mạng đánh giá, camera tốt, thiết kế đẹp là nội dung chủ yếu của 60%
tỉ lệ ý kiến tích cực. Tuy nhiên, cũng có các ý kiến cho rằng camera , thiết
kế,… của sản phẩm kém.
Khi nói về Galaxy S6,
người dùng hài lòng với thiết kế đẹp, vỏ làm bằng kim loại của siêu phẩm này.
Nhưng họ cũng phàn nàn về camera quá lồi, mặt sau xấu, giá bán quá cao của sản
phẩm.
Khi nói về Galaxy S6 edge,
58% tỉ lệ ý kiến tích cực phần lớn là nhờ thiết kế đẹp, độc đáo, vỏ làm bằng kim
loại và sự quan tâm đến giá bán của sản phẩm. Trong khi 20% tỉ lệ ý kiến tiêu
cực là về giá quá cao, pin kém.
Bất ngờ hơn, khi nói về Xperia Z3+,
người dùng cho rằng thiết kế của máy rất đẹp, đẹp hơn S6,… nhưng ghi nhận ý kiến
phàn nàn giá bán quá cao, chip kém.
Trong ý kiến thể hiện hành vi tiêu
dùng, iPhone 6 và iPhone 6 Plus nhận được tỷ lệ ý kiến trung thành và dự định
mua sản phẩm cao nhất, điều này cho thấy iPhone 6 và 6 Plus tạo được mối gắn
kết nhất định với người dùng.
Đối với hai sản phẩm của Samsung, cư
dân mạng thể hiện sự yêu thích và tìm kiếm thông tin về các sản phẩm này. Trong
khi đó, ý kiến thể hiện dự định mua và trung thành chiếm tỷ lệ thấp. Tìm kiếm
thông tin và sự trung thành với Xperia Z3+ đứng đầu trong các ý kiến thảo luận
về model này.
Nhận
định về xu hướng bàn luận của người dùng mạng xã hội về công nghệ nói chung và
smartphone nói riêng, ông Vòng Thanh Cường - Giám đốc điều hành Boomerang Social
Listening Consultant cho biết:
- Facebook đóng góp 66% ý kiến thảo
luận về điện thoại thông minh trong thời gian báo cáo. Các ý kiến trên trang
phần lớn là những nhận xét chung về sản phẩm hoặc tìm kiếm thông tin về sản phẩm
dưới các chủ đề về sản phẩm mới, các bản cập nhật cho sản phẩm, so sánh, tư vấn
dùng sản phẩm,…
- 20% ý kiến
thảo luận về điện thoại thông minh được tìm thấy trên các trang diễn đàn. Thành
viên trên các trang này có xu hướng thảo luận chi tiết hơn về các khía cạnh của
điện thoại (thiết kế, cấu hình, chụp ảnh,…) dưới các chủ đề về sản phẩm mới, bản
cập nhật cho sản phẩm, so sánh thông số giữa các sản phẩm.
- 9% lượng thảo
luận được tìm thấy trên các trang fanpage của
các nhà bán lẻ. Ngoài những trao đổi về thiết kế, cấu hình, giá… thì
người dùng còn tìm kiếm thông tin về giá, nơi bán,… của các sản phẩm tại các nhà
bán lẻ.
- Thảo luận trên các trang tin tức
chiếm 3% với nội dung
phần lớn về sự ra mắt, thông số, giá bán,…của các dòng điện thoại thông
minh.