Lars Rasmussen là một cựu nhân viên của
Google đã gia nhập Facebook từ năm tháng 12/2010. Kể từ đó trở đi, anh luôn được
các đồng nghiệp mới, đồng nghiệp cũ cũng như một vài người quen hỏi về sự khác
biệt giữa hai công ty công nghệ khổng lồ này.
Trong một cuộc phỏng vấn với BusinessInsider gần
đây về dự án khởi nghiệp định dạng âm nhạc tương tác Weav đã khiến anh rời bỏ
Facebook với cương vị là Giám đốc kỹ thuật để đi theo, Rasmussen đồng thời cũng
có một chút chia sẻ về sự khác biệt giữa Facebook và Google.
Lars Rasmussen cùng người vợ
Elomida.
Rasmussen đã dành hơn 6 năm công tác
tại Google sau khi hãng mua lại dịch vụ bản đồ của công ty khởi nghiệp Where2
Technologies vào năm 2004. Và rồi sau đó, anh có thêm gần 5 năm công tác tại
Facebook tính tới thời điểm hiện tại.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa hai
công ty, Rasmussen có lời chia sẻ đầu tiên: "Điều lớn nhất khiến tôi
ngỡ ngàng khi gia nhập vào Facebook đó là sự khác biệt quan trọng khi bạn so
sánh giữa kỹ sư với các nhà thiết kế. Tại Google, các kỹ sư có sức ảnh hưởng lớn
hơn so với các nhà thiết kế. Tại Facebook, điều đó lại hoàn toàn
khác".
Google có truyền thống điều khiển dữ
liệu rất đặc biệt trong mỗi quyết định của hãng. Đã từng có lần Google từng khoe
khoang về bài thử nghiệm 42 sắc thái của màu xanh cho siêu liên kết của hãng.
Thử nghiệm này không nhằm phân biệt màu nào đẹp nhất mà chỉ là để quan sát xem
cái nào sẽ kích thích mọi người nhấn vào nhiều hơn. Mọi quyết định sẽ đều cần
phải khởi động hệ thống dữ liệu để lưu trữ lại, trong khi mọi sự can thiệp liên
quan sẽ đều bị gạt sang một bên.
Facebook lại có điểm khác. Không phải
hãng không từng khởi động các bài thử nghiệm để thu thập dữ liệu mà ở tại đây,
các sản phẩm sau khi được sáng tạo ra sẽ tiếp tục được các nhà khoa học hỗ trợ
phát triển tiếp. Facebook luôn cố gắng xây dựng lên mọi thứ một cách nhanh nhất
và không cần thông qua nhiều quy trình cụ thể. Trong khi đó ở Google, các nghiên
cứu quan trọng đều sẽ trở thành ngay các sản phẩm.
"Facebook sử dụng thuật
ngữ 'hacker' để mô tả về nền văn hóa của họ. Thật thú vị, tôi nghĩ cả hai công
ty đều đã cố gắng để đi theo hướng đi của các công ty khác", Rasmussen chia
sẻ thêm.
Và sự thật đã chứng minh câu nói của
Rasmussen là đúng. Sau khi Larry Page nhường lại vị trí CEO tại Google trong năm
2011, ông đã có một thông báo khiến nhiều nhân viên tại Google phải cảm thấy
ngần ngại và lưỡng lự.
Page từng đưa ra ý tưởng về ưu tiên
thiết kế chính của Google là tốc độ. Tuy nhiên, cũng có lần ông đã nói với nhân
viên về việc Google nên bắt đầu tập trung hơn cho những trải nghiệm người dùng
và hoàn thiện các sản phẩm trông đẹp hơn nữa.
Trong khi đó ở Facebook, hãng đã từng
đặt niềm tin và mọi nỗ lực vào trí thông minh nhân tạo bắt đầu từ tháng 12/2013.
Thời điểm đó, Facebook đã thành lập lên hẳn một đội ngũ nghiên cứu và chỉ mở một
phòng thí nghiệm ở Paris hồi đầu tháng Sáu vừa qua.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa
Google và Facebook được Rasmussen chia sẻ không nằm ở các giá trị gắn với công
ty.
Rasmussen cho biết: "Facebook mà tôi đã gia
nhập vào 4 năm rưỡi trước giống với Google mà tôi gia nhập vào năm 2004 nhiều
hơn là khi tôi rời khỏi vào năm 2010. Sư khác biệt chính giữa hai công ty không
nằm ở ADN (của giới lãnh đạo hoặc nhân viên) mà là cả hai đang đứng ở mốc nào
trong thời điểm lịch sử của họ".
Cả hai công ty đều được mô tả như là "một trong những công
ty công nghệ quan trọng nhất của thập kỷ này" nhưng mỗi công ty đều sở hữu
riêng cho mình một thập kỷ của riêng mình. Nếu như Google thống trị thời điểm
những năm 2000 thì tới năm 2010 đã bắt đầu là một thời kỳ thống trị mới của gã
khổng lồ mạng xã hội Facebook.
Khi được nói về kinh doanh quảng cáo và
công cụ tìm kiếm của Google, Rasmussen cho biết:"Google đang ở trong
giai đoạn lịch sử của chính mình, thời điểm mà hãng đang tư bản hóa những sáng
tạo làm thay đổi cuộc sống và thật sự tuyệt vời. Nhưng theo ý kiến của tôi và
nói với tình cảm tốt đẹp nhất dành cho công ty - Google không còn là công ty
thiết lập lên xu hướng như trước kia nữa. Họ chắc chắn đang cố gắng và tôi cổ vũ
cho họ vì điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng, hiện tại là thời điểm dành cho xã hội và
di động, và tôi nghĩ rằng Facebook và Apple đang là những người thiết lập nên xu
hướng đó".
Không khó để nhận ra rằng, cả hai công
ty là Facebook và Google đều có cho mình một sắc thái và văn hóa công ty khác
nhau. Việc cảm nhận riêng về mỗi công ty cũng đều là những ý kiến chủ quan của
một trong những nhân viên may mắn có cơ hội làm việc ở cả hai nơi. Tuy nhiên,
qua những chia sẻ của Lars Rasmussen, chúng ta phần nào cũng hiểu được rõ hơn
tiêu chí hướng tới và sứ mệnh của mỗi công ty trong giới công nghệ hiện
nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét