Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Đánh giá Oppo R7 Plus: Hiệu năng tốt, màn hình lớn, cảm biến vân tay cực nhạy

Thiết kế
Oppo R7 Plus có thiết kế gần giống với phiên bản R7 tiền nhiệm, tuy nhiên có phần to hơn về kích thước. Thân máy của R7 Plus tiếp tục được thiết kế bằng kim loại nguyên khối cùng các đường vuốt cong ở 4 góc tạo nét sang trọng và mạnh mẽ cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, thân máy cũng khá mỏng khi chỉ đạt mức 7,8 mm, nhờ đó đã giảm bớt phần “cục mịch” của sản phẩm. Tuy nhiên, việc cầm một tay thao tác là điều vẫn khá khó khăn, nhất là đối với bàn tay nhỏ của người Châu Á chúng ta. Tôi đã nhiều lần thử sử dụng Oppo R7 Plus một tay, tuy nhiên đa số chỉ với thao tác vuốt lướt web, còn đối với việc nhắn tin bằng một tay gần như rất cực nhọc vì độ với của ngón tay không đủ và luôn có cảm giác máy sắp vuột khỏi tay.
Mặt sau của máy.
Mặt sau của máy.

Thực tế chiếc điện thoại này chỉ phù hợp với những ai thật sự thích màn hình to để lướt web, xem phim được rộng hơn, còn đối với những ai thích sự tiện dụng nhỏ gọn thì đây không phải là sự lựa chọn tốt.
Ba phím cơ bản của Android.
Ba phím cơ bản của Android.

Ba phím cơ bản của Android trên Oppo R7 Plus đã có sự thay đổi so với người tiền nhiệm, đưa hết bộ phím này thành phím ảo trên màn hình, chừa diện tích phía dưới để đặt logo Oppo. Tuy nhiên với việc đưa bộ phím này lên màn hình, một số người dùng sẽ không hài lòng do làm mất bớt diện tích hiển thị.
Cạnh phải với phím nguồn và khe SIM.

Oppo R7 Plus sở hữu màn hình lớn 6 inch độ phân giải 1080p, mật độ điểm ảnh đạt 367 ppi và viền màn hình được thiết kế khá mỏng giúp mặt trước máy được thanh thoát hơn. Với tấm nền Super AMOLED, màn hình của Oppo R7 Plus cho màu sắc rực rỡ, màu đen hiển thị khá sâu. Bên cạnh đó, màn hình của chiếc phablet này cho góc nhìn và độ sáng khá tốt nên người dùng dễ dàng sử dụng dù đang ở ngoài trời nắng.
Cạnh trái với 2 phím tăng / giảm âm lượng.
Cạnh trái với 2 phím tăng / giảm âm lượng.


Cấu hình, hiệu năng và thời lượng pin
Về phần cấu hình, Oppo R7 Plus có một vài nâng cấp so với người anh em Oppo R7 như màn hình 6 inch (độ phân giải FullHD) được chế tác cong 2,5D về các viền nhằm giúp người dùng thao tác vuốt dễ dàng hơn.
Vi xử lý 8 lõi Qualcomm Snapdragon 615 với bốn nhân tốc độ 1,5 GHz và bốn nhân 1 GHz cùng đồ họa Adreno 405, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32GB, pin dung lượng 4.100 mAh và cảm biến vân tay ở mặt lưng máy. Bên cạnh đó, Oppo R7 Plus hỗ trợ đến 2 SIM, và khi chỉ sử dụng 1 SIM, người dùng có thể gắn thẻ nhớ MicroSD vào khay SIM thứ 2 để mở rộng thêm dung lượng.
Nói thêm về phần cảm biến vân tay, sở dĩ Oppo đặt cảm biến vân tay ở mặt lưng cũng là một lý do khá chính đáng. Khi kích thước của máy quá to, việc cầm 1 tay và rê ngón cái vào phím Home để nhận diện vân tay đôi khi không phải là chuyện dễ, nhiều người đã phải 1 tay cầm máy và tay kia đưa ngón vào để nhận vân tay.
Cảm biến vân tay đặt ở sau máy, hoạt động khá nhạy.
Cảm biến vân tay đặt ở sau máy, hoạt động khá nhạy.

Chính vì vậy, việc đưa cảm biến vân tay ra sau lưng máy giúp người dùng mở khóa bằng một tay một cách dễ dàng. Tốc độ đọc vân tay của máy cũng rất nhanh, bên cạnh đó, điểm khá hay trên chiếc Oppo R7 Plus này mà tôi ấn tượng là máy có khả năng nhận diện vân tay ngay cả khi màn hình đang tắt, chính vì vậy không cần phải mất thêm công đoạn ấn nút bật màn hình như ở các thiết bị khác.
Về phần hiệu năng, Oppo R7 Plus có khả năng đáp ứng được hầu hết các ứng dụng cũng như game “nặng ký” mà không gặp bất kỳ hiện tượng chậm hay giật hình. Khả năng xử lý nhiệt của máy khá tốt, dù chơi game hoặc sử dụng 3G trong thời gian dài cũng không khiến máy quá nóng.
Theo lý thuyết, nếu các thiết bị sở hữu màn hình lớn cùng vi xử lý 8 lõi, điều hiển nhiên chúng sẽ làm hao tổn lượng pin đáng kể. Tuy nhiên, rất may mắn Oppo R7 Plus được trang bị dung lượng pin khá khủng với 4.100 mAh, chính vì vậy người dùng sẽ không phải quá lo ngại chuyện hết pin giữa ngày.
Sau khi trải nghiệm, tôi nhận thấy pin của máy có thể trụ được hơn 1 ngày với điều kiện sử dụng bình thường, lướt web, Facebook, và 3-4 giờ chơi game.
Có thể thấy rõ thời gian sử dụng máy được đến hơn 40 tiếng.
Có thể thấy rõ thời gian sử dụng máy đạt hơn 40 giờ dưới điều kiện sử dụng bình thường.

Những game được thử nghiệm trên Oppo R7 Plus:

Bên cạnh đó, chiếc phablet này cũng sử dụng công nghệ VOOC của Oppo giúp người dùng có thể sạc nhanh hơn so với thiết bị thông thường, theo tôi đây là một điểm cần thiết đối với một thiết bị di động có dung lượng pin cao thế này.
Camera
Một điểm khác mà người dùng luôn quan tâm chính là khả năng chụp ảnh. Chiếc Oppo R7 Plus được trang bị camera trước 8 MP và camera sau độ phân giải 13 MP cùng thấu kính của Schneider-Kreuznach nổi tiếng. Tuy nhiên khẩu độ của camera này chỉ đạt f/2.2 nên khả năng xóa phông hoặc chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ yếu hơn hẳn so với các đối thủ khác như Samsung Galaxy S6 hay LG G4.
Camera sau 13 MP cùng đèn LED Flash và hệ thống lấy nét bằng laser.
Camera sau 13 MP cùng đèn LED Flash và hệ thống lấy nét bằng laser.

Khi chụp ở điều kiện đầy đủ ánh sáng, camera của chiếc máy này cho màu sắc khá tốt, ảnh sắc nét và chi tiết khá. Bên cạnh đó, camera của Oppo R7 Plus lấy nét khá nhanh nhờ sử dụng hệ thống lấy nét bằng laser, giúp các nhiếp ảnh gia có thể bắt kịp mọi khoảnh khắc. Ngoài tính năng chụp ảnh thông thường, Oppo R7 Plus cũng cung cấp nhiều chế độ chụp ảnh khác nhau như Expert Mode, HDR, Panorama, Slow Shutter để chụp phơi sáng, chụp ảnh RAW...để phục vụ nhiều mục đích của người dùng.
Giao diện Expert Mode.
Giao diện Expert Mode.

Camera trước 8 MP.
Camera trước 8 MP.

Mời độc giả xem qua ảnh chụp từ Oppo R7 Plus (tất cả những ảnh chụp dưới đây đều không qua bất kỳ phần mềm chỉnh sửa và chỉ giảm độ phân giải cho phù hợp với website) :

Hệ điều hành
Oppo R7 Plus hiện đang chạy trên hệ điều hành ColorOS, được cải biến giao diện lại từ hệ điều hành Android 5.1.1 Lollipop của Google. Cũng giống như hầu hết các thiết bị di động khác đến từ Trung Quốc, giao diện trên chiếc phablet này khá đơn giản, cắt bớt phần App Drawer và đưa tất cả các biểu tượng ứng dụng và widget ra màn hình chính.
Giao diện ColorOS.
Giao diện ColorOS.

Bên cạnh đó, Oppo R7 Plus cũng hỗ trợ một số tính năng điều khiển bằng cử chỉ (gesture) như nhấp 2 lần lên màn hình để mở màn hình, vẽ chữ “O” để mở camera hoặc thậm chí có thể tự tùy chỉnh thêm một số cử chỉ khác để khởi động một số ứng dụng.
Một số tính năng kèm theo của Oppo.
Một số tính năng cử chỉ kèm theo trên Oppo.

Kết luận
Nhìn chung, do sở hữu màn hình đến 6 inch, đây sẽ là một vấn đề khá khó khăn với một số người khi phải cất vào túi quần, nhất là với người dùng nữ. Nếu bỏ qua chi tiết này, hoặc là người thích sử dụng màn hình lớn thì đây là một sản phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc và giải trí nhờ cấu hình khá, pin dung lượng cao và hiệu năng camera khá tốt.

Được biết, Oppo R7 Plus được phát hành chính thức tại Việt Nam với giá 11,49 triệu đồng.

Tại sao iPhone có hai cách hiển thị cuộc gọi khác nhau?

Để đưa ra lời giải cho điều này, trang Business Insider đã tìm mọi cách từ thực hiện cuộc gọi từ một chiếc điện thoại không phải iPhone, gọi từ số không có trong danh bạ nhưng tất cả những gì họ nhận được vẫn chỉ là thanh vuốt ngang để trả lời, không có lựa chọn ngắt cuộc gọi. Mọi thứ tưởng chừng như vô vọng...

Nhưng thực tế vấn đề lại hết sức đơn giản, nền tảng iOS mới sẽ luôn chỉ hiện thanh vuốt ngang để trả lời cuộc gọi nếu thiết bị đang ở trong tình trạng khóa. Trong trường hợp đã mở khóa màn hình, người dùng mới có thể chọn biểu tượng màu đỏ để ngắt cuộc gọi nhanh. Đây không phải là lỗi, mà nó là tính năng. Có lẽ tính năng này nhằm tránh người lạ "táy máy" ngắt cuộc gọi khi mượn máy, hoặc để "câu giờ" kẻ trộm khiến chúng bối rối không biết làm sao để tắt máy, trong khi chủ sở hữu đang nhanh chóng truy cập vào Find my iPhone.

Làm thế nào để cài mới Windows 10 mà không cần phải nâng cấp trước?

Như đã biết thì người dùng Windows 7/8.1 có thể nâng cấp miễn phí lên Windows 10 và họ không cần phải quan tâm đến vấn đề kích hoạt bản quyền sau những lần cài mới lại Windows 10 vì thông tin ID máy tính sẽ được tích hợp vào tài khoản Microsoft mà họ sử dụng và được gửi đến server của Microsoft.
Khi tiến hành cài mới, hệ thống sẽ kết nối đến server và kiểm tra tài khoản Microsoft của người dùng và nhận dạng máy tính để tự động kích hoạt. Do đó, để có thể “hưởng lợi” từ chính sách này của Microsoft, bạn phải trải qua thao tác nâng cấp (upgrade) cho Windows 7/8.1.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất thời gian nâng cấp mà muốn trải nghiệm nhanh Windows 10 trên máy tính với bản quyền được kích hoạt đầy đủ, bạn có thể tham khảo cách làm sau đây.
Lưu ý: Trước khi thực hiện, bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng để tránh xảy ra vấn đề đáng tiếc trong quá trình làm việc.
Hướng dẫn cài mới Windows 10 mà không cần trải qua bước nâng cấp (upgrade)
Tải về gói ISO cài đặt của Windows 10 tại đây.

Sau khi có được gói ISO cài đặt của Windows 10, bạn hãy tiến hành ghi nó ra DVD hoặc USB bằng công cụ Windows USB DVD Download Tool hoặc mount nó sang ổ đĩa ảo.

Bây giờ bạn hãy mở File Explorer (trên Windows 8.1, trên Windows 7 là Windows Explorer) lên và tìm đến đường dẫn \Windows\x64\sources hoặc \Windows\x32\sources trong DVD/USB hay vị trí vừa mount tập tin ISO của Windows 10 vào. Sau đó Copy và dán tập tin “gatherosstate.exe” ra màn hình Desktop.

Tiếp theo bạn hãy nhấn phải chuột vào tập tin “gatherosstate.exe” và chọn lệnh Run as administrator để khởi chạy nó ở quyền quản trị cao nhấn.

Khi đó nó sẽ tạo ra một tập tin có tên gọi và định dạng là “GenuineTicket.xml”. Đây là tập tin chứa thông tin bản quyền của phiên bản Windows 7/8.1 của bạn.

Bây giờ bạn hãy sao chép và giữ tập tin này ở một phân vùng nào đó hoặc trên USB để tránh bị xóa nhầm. Và giờ bạn hãy tiến hành quá trình cài mới Windows 10 như bình thường.

Trong quá trình cài đặt Windows 10, khi đến cửa sổ nhập khóa bản quyền, bạn hãy nhấn và tiếp tục như bình thường.

Khi quá trình cài đặt hoàn thành, bạn hãy mở File Explorer và đánh dấu vào tùy chọn Hidden items.

Khi đã xong, bạn hay sao chép tập tin “GenuineTicket.xml” mà mình đã trích xuất ở trên và dán vào đường dẫn sau:
C:\ProgramData\Microsoft\Windows\ClipSVC\GenuineTicket


Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại Windows 10 và bắt đầu trải nghiệm phiên bản hệ điều hành mới nhất từ Microsoft với bản quyền đã được kích hoạt đầy đủ.

Top 5 logo thương hiệu nổi tiếng có chi phí thiết kế “rẻ mạt” nhất mọi thời đại

Thiết kế logo cùng bộ nhận diện thương hiệu là công đoạn không thể coi nhẹ trong bất kỳ một chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Là bộ mặt của cả một công ty, logo chính là biểu trưng cho bản chất, văn hóa và giá trị của cả doanh nghiệp. Trong thời đại giữ gìn hình ảnh là nhiệm vụ “tối thượng” của mọi doanh nghiệp, một thiết kế logo đơn giản nhưng ấn tượng sẽ đủ sức khiến công ty bạn bỏ xa các đối thủ cùng thời. Chính vì vậy, đây có lẽ là lĩnh vực được đầu tư mạnh tay nhất của mọi doanh nghiệp khi các ông lớn không ngần ngại đổ cả… núi tiền để có được một chiếc logo “nhỏ mà có võ”.
Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta nên “tiết kiệm” hơn một chút. Bên cạnh những “đại gia” sẵn sàng chi tiền tỷ, có không ít công ty lớn trên thế giới sở hữu logo thương hiệu cho riêng mình mà gần như không phải bỏ ra đồng nào.

5. Nike – Chi phí: 35 USD
Khá ngạc nhiên khi dấu ngoặc phẩy huyền thoại của Nike – một trong những biểu tượng đáng nhớ nhất của thương hiệu thế giới lại chỉ có giá 35 USD.
Quá trình tiến hóa của dấu ngoặc phẩy huyền thoại.
Quá trình "tiến hóa" của dấu ngoặc phẩy huyền thoại.

Vào năm 1972, đồng sáng lập Nike – Phil Knight – đã “ngẫu hứng” mua lại thiết kế hình dấu ngoặc phẩy của Carolyn Davidson, một sinh viên thiết kế đồ họa tại Đại học Portland State, nơi Knight đang giảng dạy chuyên ngành kế toán. Khi quyết định bỏ tiền túi ra mua logo, Knight còn nói với cô học trò của mình, “Thực ra thầy không thích logo này lắm nhưng có vẻ nó rất hợp với thầy”. Và kết quả là, nó không chỉ hợp với mình Knight. Ngày nay, logo này đã có mặt trên hàng triệu sản phẩm thời trang, trở thành cái tên không thể thiếu của giới mộ điệu trên toàn thế giới.

4. Twitter – Chi phí: 15 USD
Thực chất, logo đầu tiên của Twitter được… rao bán trên trang iStockphoto với mức giá 15 USD. Và tác giả của nó – thanh niên Simon Oxley – chỉ nhận được vỏn vẹn 6 USD sau khi đã trừ đi các khoản phí khác.
Chú chim xanh của Twitter liên tục thay da đổi thịt sau từng năm, và ngày càng trở nên... tối giản.
Chú chim xanh của Twitter liên tục thay da đổi thịt sau từng năm, và ngày càng trở nên... tối giản.

Mặc dù logo của Twitter đã liên tục được thay đổi theo từng năm, nhưng mọi phiên bản đều xoay quanh hình mẫu chú chim xanh với xu hướng ngày một đơn giản và tối ưu hóa.

3. Google – Chi phí: 0 USD
Cho dù trải qua nhiều tinh chỉnh trong suốt hàng chục năm nhưng logo đa sắc đặc trưng của Google vẫn luôn trung thành với hình mẫu ban đầu. Google thuở sơ khai có logo được “thiết kế” vào năm 1997 bởi một trong hai nhà đồng sáng lập – Sery Brin. Anh sử dụng chương trình chỉnh sửa đồ họa GIMP lúc bấy giờ để hiện thực hóa ý tưởng trong đầu nhằm tạo nên logo.
Logo của Google vẫn luôn trung thành với hình mẫu ban đầu.
Logo của Google vẫn luôn trung thành với hình mẫu ban đầu.

Ruth Kedar – cộng sự cùng Larry Page và Sergey Brin trong những ngày đầu xây dựng Google, đặc biệt là khâu hoàn thiện logo đã chia sẻ trong một bài phỏng vấn năm 2008, “Tôi không thể tưởng tượng được Google lại là thứ có mặt ở khắp mọi nơi như hiện nay. Thành công này quả thực làm tôi choáng váng”.

2. Microsoft – Chi phí: 0 USD
Kể từ năm 1975, logo của hãng máy tính Microsoft đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau nhưng về cơ bản chỉ là thay đổi phông chữ. Duy chỉ đến năm 2012, Microsoft đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi mạnh dạn phá bỏ “truyền thống logo” trong suốt gần 40 năm kể từ khi thành lập. Không còn quá khô khan trong việc thiết kế logo, nay Microsoft đã có một diện mạo trẻ trung và hiện đại hơn với biểu tượng hệ điều hành Windows được cách điệu bên cạnh tên của “gã khổng lồ công nghệ”.
Phải đợi tới gần 40 năm, logo của Microsoft mới được bổ sung thêm... màu sắc.
Phải đợi tới gần 40 năm, logo của Microsoft mới được bổ sung thêm... màu sắc.

Đáng chú ý là để có được logo mang tính cách mạng này, Microsoft lại không phải chi ra một đồng nào nhờ chủ trương “cây nhà lá vườn”, tận dụng chất xám có sẵn trong đội ngũ thiết kế của hãng. Dù nhận được nhiều khen chê khác nhau nhưng tựu chung lại, logo mới của Microsoft vẫn được đánh giá khá cao bởi sự tôn vinh dành cho chiếc cửa sổ Windows huyền thoại, “di sản” đã đem lại thành công lẫy lừng nhất trong lịch sử của hãng.

1. Coca Cola – Chi phí: 0 USD
Và cuối cùng, hãy cùng chiêm ngưỡng mẫu logo kinh điển và dễ nhận biết nhất mọi thời đại của Coca Cola. Logo đầu tiên của thương hiệu này được thiết kế vào năm 1886 bởi Frank M. Robinson, cộng sự và phụ trách kế toán cho John S. Pemberton, người sáng lập công ty. Frank cũng chính là người đề xuất cái tên Coca Cola cho loại nước giải khát mới của John với lý do 2 chữ cái C viết hoa sẽ khiến tên thương hiệu xuất hiện trên quảng cáo bắt mắt hơn nhiều.
Thật thú vị khi logo hiện nay của Coca Cola lại không có quá nhiều khác biệt so với logo 102 năm trước của hãng.
Thật thú vị khi logo hiện nay của Coca Cola lại không có quá nhiều khác biệt so với logo 102 năm trước của hãng.


Ban đầu, Robinson thử nghiệm với rất nhiều phông chữ cùng cách thức trình bày khác nhau. Nhưng phải đến khi ông sử dụng phông chữ Spencerian Script hoài cổ cho logo, thương hiệu Coca Cola mới thực sự có một bộ mặt “đi vào huyền thoại”. Điều thú vị là trải qua biết bao lần thay da đổi thịt, logo hiện nay của Coca Cola lại không có quá nhiều khác biệt so với... hơn 100 năm trước.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Facebook và Google khác nhau như thế nào dưới góc nhìn cựu nhân viên

Lars Rasmussen là một cựu nhân viên của Google đã gia nhập Facebook từ năm tháng 12/2010. Kể từ đó trở đi, anh luôn được các đồng nghiệp mới, đồng nghiệp cũ cũng như một vài người quen hỏi về sự khác biệt giữa hai công ty công nghệ khổng lồ này.
Trong một cuộc phỏng vấn với BusinessInsider gần đây về dự án khởi nghiệp định dạng âm nhạc tương tác Weav đã khiến anh rời bỏ Facebook với cương vị là Giám đốc kỹ thuật để đi theo, Rasmussen đồng thời cũng có một chút chia sẻ về sự khác biệt giữa Facebook và Google.
Lars Rasmussen cùng vợ.
Lars Rasmussen cùng người vợ Elomida.

Rasmussen đã dành hơn 6 năm công tác tại Google sau khi hãng mua lại dịch vụ bản đồ của công ty khởi nghiệp Where2 Technologies vào năm 2004. Và rồi sau đó, anh có thêm gần 5 năm công tác tại Facebook tính tới thời điểm hiện tại.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa hai công ty, Rasmussen có lời chia sẻ đầu tiên: "Điều lớn nhất khiến tôi ngỡ ngàng khi gia nhập vào Facebook đó là sự khác biệt quan trọng khi bạn so sánh giữa kỹ sư với các nhà thiết kế. Tại Google, các kỹ sư có sức ảnh hưởng lớn hơn so với các nhà thiết kế. Tại Facebook, điều đó lại hoàn toàn khác".
Google có truyền thống điều khiển dữ liệu rất đặc biệt trong mỗi quyết định của hãng. Đã từng có lần Google từng khoe khoang về bài thử nghiệm 42 sắc thái của màu xanh cho siêu liên kết của hãng. Thử nghiệm này không nhằm phân biệt màu nào đẹp nhất mà chỉ là để quan sát xem cái nào sẽ kích thích mọi người nhấn vào nhiều hơn. Mọi quyết định sẽ đều cần phải khởi động hệ thống dữ liệu để lưu trữ lại, trong khi mọi sự can thiệp liên quan sẽ đều bị gạt sang một bên.

Facebook lại có điểm khác. Không phải hãng không từng khởi động các bài thử nghiệm để thu thập dữ liệu mà ở tại đây, các sản phẩm sau khi được sáng tạo ra sẽ tiếp tục được các nhà khoa học hỗ trợ phát triển tiếp. Facebook luôn cố gắng xây dựng lên mọi thứ một cách nhanh nhất và không cần thông qua nhiều quy trình cụ thể. Trong khi đó ở Google, các nghiên cứu quan trọng đều sẽ trở thành ngay các sản phẩm.
"Facebook sử dụng thuật ngữ 'hacker' để mô tả về nền văn hóa của họ. Thật thú vị, tôi nghĩ cả hai công ty đều đã cố gắng để đi theo hướng đi của các công ty khác", Rasmussen chia sẻ thêm.
Và sự thật đã chứng minh câu nói của Rasmussen là đúng. Sau khi Larry Page nhường lại vị trí CEO tại Google trong năm 2011, ông đã có một thông báo khiến nhiều nhân viên tại Google phải cảm thấy ngần ngại và lưỡng lự.
Page từng đưa ra ý tưởng về ưu tiên thiết kế chính của Google là tốc độ. Tuy nhiên, cũng có lần ông đã nói với nhân viên về việc Google nên bắt đầu tập trung hơn cho những trải nghiệm người dùng và hoàn thiện các sản phẩm trông đẹp hơn nữa.

Trong khi đó ở Facebook, hãng đã từng đặt niềm tin và mọi nỗ lực vào trí thông minh nhân tạo bắt đầu từ tháng 12/2013. Thời điểm đó, Facebook đã thành lập lên hẳn một đội ngũ nghiên cứu và chỉ mở một phòng thí nghiệm ở Paris hồi đầu tháng Sáu vừa qua.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Google và Facebook được Rasmussen chia sẻ không nằm ở các giá trị gắn với công ty.
Rasmussen cho biết: "Facebook mà tôi đã gia nhập vào 4 năm rưỡi trước giống với Google mà tôi gia nhập vào năm 2004 nhiều hơn là khi tôi rời khỏi vào năm 2010. Sư khác biệt chính giữa hai công ty không nằm ở ADN (của giới lãnh đạo hoặc nhân viên) mà là cả hai đang đứng ở mốc nào trong thời điểm lịch sử của họ".
Cả hai công ty đều được mô tả như là "một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của thập kỷ này" nhưng mỗi công ty đều sở hữu riêng cho mình một thập kỷ của riêng mình. Nếu như Google thống trị thời điểm những năm 2000 thì tới năm 2010 đã bắt đầu là một thời kỳ thống trị mới của gã khổng lồ mạng xã hội Facebook.
Khi được nói về kinh doanh quảng cáo và công cụ tìm kiếm của Google, Rasmussen cho biết:"Google đang ở trong giai đoạn lịch sử của chính mình, thời điểm mà hãng đang tư bản hóa những sáng tạo làm thay đổi cuộc sống và thật sự tuyệt vời. Nhưng theo ý kiến của tôi và nói với tình cảm tốt đẹp nhất dành cho công ty - Google không còn là công ty thiết lập lên xu hướng như trước kia nữa. Họ chắc chắn đang cố gắng và tôi cổ vũ cho họ vì điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng, hiện tại là thời điểm dành cho xã hội và di động, và tôi nghĩ rằng Facebook và Apple đang là những người thiết lập nên xu hướng đó".

Không khó để nhận ra rằng, cả hai công ty là Facebook và Google đều có cho mình một sắc thái và văn hóa công ty khác nhau. Việc cảm nhận riêng về mỗi công ty cũng đều là những ý kiến chủ quan của một trong những nhân viên may mắn có cơ hội làm việc ở cả hai nơi. Tuy nhiên, qua những chia sẻ của Lars Rasmussen, chúng ta phần nào cũng hiểu được rõ hơn tiêu chí hướng tới và sứ mệnh của mỗi công ty trong giới công nghệ hiện nay.

Cựu giám đốc Zalora trở thành sếp lớn của Google tại Việt Nam

Được biết, trước khi gia nhập Google, bà Phương Anh từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc Điều hành cho Zalora Group tại Việt Nam. Theo đó, vị tân Giám Đốc Tiếp Thị cho Google tại thị trường nước ta đã có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử, thời trang, nhãn hàng, truyền thông và tiêu dùng.
Chia sẻ về ngày trọng đại này, Google cho biết, công ty rất hứng khởi được chờ đón những ảnh hưởng tích cực mà bà Phương Anh sẽ mang đến cho hãng, đồng hành cùng công ty trên con đường thực hiện những cam kết đối với người dùng tại Việt Nam, các khách hàng, nhãn hàng cũng như đối tác.

Ngoài ra, đại diện Google cũng gửi lời cảm ơn đến Giám đốc Tiếp thị tiền nhiệm Sophie Tran về những đóng góp của cô trong việc xây dựng hình ảnh của Google tại Việt Nam, đồng thời gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến cô khi đảm nhận vị trí Quản Lý Tiếp Thị cho Nhà Sáng tạo Nội dung YouTube tại Google.
Chia sẻ với đài VOV khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiếp thị ở Việt Nam, bà Nguyễn Phương Anh cho biết:
"Tôi vô cùng vui mừng và hứng khởi khi trở thành một phần của đại gia đình Google. Sau khi làm việc trong ngành thương mại điện tử với gần 4 năm, sử dụng những dịch vụ của Google hàng ngày, thì lúc này là thời điểm để tôi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn nữa cách đổi mới và cải thiện phương cách chúng ta sống, học tập, kết nối và cùng nhau phát triển.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm của Google có thể giúp gia tăng giá trị to lớn của doanh nghiệp và cá nhân, và tôi cảm thấy rất vinh dự khi có cơ hội mang đến nhiều hơn nữa những kinh nghiệm và giá trị đó đến cho thị trường và người tiêu dùng Việt Nam".

Lộ diện thông số kỹ thuật của Huawei Nexus: màn hình 5.7 inch Quad HD, Snapdragon 820

Tại thời điểm này, rất nhiều nguồn tin đã đồng nhất ý kiến cho rằng Google sẽ phát hành 2 thiết bị Nexus trong năm nay. Nếu điều này trở thành sự thật thì đây là lần đầu tiên Google thực hiện chính sách này. Một số thông tin rò rỉ cho thấy LG sẽ lãnh trách nhiệm phát triển phiên bản Nexus 5 (2015) và một phiên bản với màn hình lớn hơn sẽ do công ty Huawei (Trung Quốc) đảm nhiệm.

Mớ đây nhất, "ông trùm tin đồn" Evan Blass, người thường được biết đến với nickname @evleaks đả tiết lộ một số thông tin kỹ thuật của chiếc Nexus do Huawei sản xuất. Theo đó, Huawei Nexussẽ có màn hình hiển thị 5.7 inch Quad HD, sử dụng vi xử lí Qualcomm Snapdragon 820.

@evleaks cũng hi rằng thiết bị này sẽ được thiết kế theo kiểu thân kim loại nguyên khối (lần đầu tiên cho dòng Nexus) và tích hợp máy quét vân tay. Theo dự tính của Evan Blass thì chiếc điện thoại này sẽ xuất xưởng vào quý 4 năm 2015.

b

Thiếu Nữ Tưới Hoa

...